Văn hoá ủng hộ hàng nội địa giữa người Hàn & người Việt.

Giới thiệu Vmua.vn

Văn hoá ủng hộ hàng nội địa giữa người Hàn & người Việt – Đã có bao giờ bạn thắc mắc, vì sao người Hàn Quốc luôn ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm trong nước. Trong khi đó, chính những người tiêu dùng Việt chúng ta lại loay hoay đứng giữa việc mua hàng xách tay, mua hàng nhập khẩu và lo lắng về vấn đề chính hãng mà không thử một lần ủng hộ các sản phẩm made in Vietnam. Hãy cùng Vmua “bóc tách” câu chuyện hàng nội địa trong bài viết hôm nay nhé!

Tư duy “sính ngoại” trong tư tưởng mua hàng của người Việt

Dễ thấy rằng hiện tại người dân Việt Nam không quá mặn mà trong việc mua bán hay sử dụng các sản phẩm nội địa. Từ việc thương hiệu Vinfast vấp phải nhiều làn sóng trái chiều khi xuất khẩu xe điện sang thị trường Hoa Kỳ cho tới việc dòng điện thoại Bphone liên tục bị tẩy chay và hiện tại mất chỗ đứng trong thị phần smartphone tại Việt Nam, ta hiểu rõ chất lượng và uy tín của các doanh nghiệp trong nước đang dần bị hoài nghi và mất đi vị thế vốn có.

Điều này thực chất được hình thành từ sự thiếu niềm tin của người tiêu dùng Việt. Họ có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền gấp 2, gấp 3 để mua một sản phẩm nước ngoài thay vì mua hàng nội địa dù cả hai đều cùng chủng loại. Nhiều hàng hóa ‘’made in Viet Nam’’ đang có nguy cơ chết trên sân nhà dù chất lượng không hề kém cạnh. Trong thời gian gần đây, Nhà nước luôn tạo điều kiện tiêu dùng hàng nội địa bằng các cuộc kêu gọi ‘’người Việt dùng hàng Việt’’, các cuộc phát động ‘’hàng Việt Nam chất lượng cao’’. Nhưng có lẽ là chưa đủ để khẳng định vị thế của hàng nội địa trên thị trường bởi vì người dân vẫn còn tâm lý sính ngoại cũng như uy tín của các doanh nghiệp Việt chưa được đảm bảo.

Học hỏi người Hàn Quốc: “Sử dụng hàng nội địa vì tình yêu nước”

Nhìn lại một quốc gia châu Á khác là Hàn Quốc, chúng ta sẽ thấy một tư duy đối lập. Những ai từng có cơ hội du lịch, sinh sống hoặc đơn giản là theo dõi thị trường thường xuyên chắc chắn sẽ nhận ra cách người dân xứ sở kim chi tập trung tiêu dùng hàng hóa nội địa hơn cả. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tại Hàn Quốc cũng chứng kiến những một sự phát triển tích cực khi không ngừng cập nhật thiết kế và liên tục thay đổi để kích thích người tiêu dùng mua hàng.

Thế nhưng khái niệm yêu nước của người Hàn Quốc không đi kèm với sự mù quáng.

Người Hàn Quốc “thiên vị” hàng nội địa không có nghĩa là hoàn toàn nói không với các sản phẩm nước ngoài hay dễ dãi trong việc mua hàng nội địa. Đối với người dân xứ sở kim chi, với bất kỳ nền kinh tế nào, tất cả các sản phẩm đều phải được cạnh tranh sòng phẳng và có đối trọng để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Chính vì thế, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc là xuất khẩu, điển hình là những đế chế hùng mạnh như Samsung, LG, Hyundai,… Điều này đặt ra thách thức cho các tập đoàn nội địa và thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, đồng thời tạo ra giá trị bền vững cho các sản phẩm và lòng tin yêu từ người tiêu dùng. Đây thực sự là một điều đáng tự hào mà chúng ta cần nên học hỏi để có thể vươn ra ngoài thế giới.

Đặc biệt, sản phẩm hầu hết đều được kiểm định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, nếu có sai sót thì vẫn có chính sách để bảo vệ người tiêu dùng. Điều này giúp các thương hiệu tại Hàn Quốc luôn đặt chất lượng và uy tín sản phẩm lên hàng đầu và cũng đồng thời củng cố niềm tin khi mua sắm.

Trông người ngẫm ta – Việt Nam và cuộc cách mạng mạng sản xuất hàng chất lượng cao

Những khởi sắc mới trong văn hoá tiêu dùng của người Việt

Có thể thấy một điểm khởi sắc trong tiêu dùng khi những năm gần đây, các sản phẩm “made in Vietnam” cũng đã dần có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt. Một điều không thể phủ nhận rằng những giá trị văn hoá và bản sắc dân tộc luôn được theo đuổi trong các sản phẩm mới. Cùng với đó, tư duy cởi mở hơn của thế hệ tiêu dùng tương lai là gen Z khi tiếp nhận các sản phẩm “made in Vietnam” sẽ là nền tảng để tiêu dùng nội địa bước lên tầm cao mới.

Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Văn hoá ủng hộ hàng nội địa giữa người Hàn & người Việt – Với dân số hơn 90 triệu dân và phần lớn người tiêu dùng vẫn đang duy trì xu hướng mua hàng nước ngoài, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục là “mảnh đất vàng” cho các doanh nghiệp quốc tế khai thác. Trong khi đó, Thị trường Việt Nam là một thị trường vô cùng rộng lớn với 90 triệu dân nên sẽ là ‘’mảnh đất vàng’’ cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác.

Các thương hiệu Việt Nam cần có cho mình chiến lược phù hợp để thay đổi tâm lý người tiêu dùng cũng như khẳng định được vị thế và uy tín nếu muốn cạnh tranh một cách lành mạnh và tạo giá trị bền vững. Ta có thể học theo Hàn Quốc với phương châm luôn thúc đẩy chất lượng đi lên và tạo lòng tin cho người dân đồng thời tẩy chay mạnh mẽ những sản phẩm kém chất lượng. Người dân Việt Nam luôn có một lòng nồng nàn yêu nước và chắc chắn mỗi người Việt đều mong muốn nền kinh tế Việt vươn xa ra với thế giới. Hi vọng các doanh nghiệp của đất nước sẽ vượt qua những thách thức này, chỉ như vậy mới có thể đưa sản phẩm Việt vươn tầm quốc tế.

Sàn Thương mại điện tử mới cho người Việt & hàng Việt

Với những nỗ lực phát triển, Vmua cũng tin rằng người Việt đang cần một sàn TMĐT dành riêng cho hàng nội địa. Chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu Việt với những gian hàng quốc tế trên Shopee và Lazada đã thôi thúc chúng mình tạo nên một sàn thương mại điện tử có khả năng kích thích nhu cầu mua hàng Việt, là nơi đáng tin cậy để khách hàng tìm kiếm cho mình những sản phẩm Việt Nam chất lượng cao.

Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi nước bạn Hàn Quốc để thể hiện tình yêu nước của mình từ việc tiêu dùng hàng ngày, tạo động lực để doanh nghiệp Việt tập trung phát triển chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn nữa. Và hãy ghé Vmua khi bạn cần tìm một sản phẩm tốt nhất cho mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *